Điều kiện quảng cáo
Theo quy định tại Điều 20, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012 và Khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ; trong đó phải tuân thủ các điều kiện các quy định cho từng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa quảng các khác nhau cụ thể như sau:
* Đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện quảng cáo
* Đối với màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo gắn vào công trình xây dựng sẵn có diện tích từ 20 m2 trở lên: trong thủ tục hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo phải có Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 31 của Luật quảng cáo.
* Các điều kiện quảng cáo theo quy định Điều 20 Luật quảng cáo
1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối
h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
5. Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.
* Một số quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn về điều kiện quảng cáo
- Đối với quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ được điều chỉnh, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ, Điều 12 của Văn bản hợp nhất số 603/VBHN-BVHTTDL ngày 21/02/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật quảng cáo: mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, trang thiết bị y tế, sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dành cho trẻ, dịch vụ khám, chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y được quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ; riêng quảng cáo Thuốc được quy định tại Điều 3 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 /11/2013 của Chính phủ đã được bãi bỏ tại điểm a, khoản 2, Điều 144 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ) thì hồ sơ phải có xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo phân cấn thẩm quyền xác nhận (Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Đối với quảng cáo rượu, bia: tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo bổ sung vào Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo rượu, bia trên bảng quảng cáo, băng rôn nội dung cảnh báo tác hại, nguy cơ xảy ra tai nạn và thể hiện dòng chữ “đã uống rượu, bia không lái xe” trong sản phẩm quảng cáo khi thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 159/VHCS-QLHĐQC ngày 19/3/2019 của Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Công văn số 609/SVHTT-QLVH ngày 08/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định.
|